ĐẶT LỊCH KHÁM

Phòng khám đa khoa Quốc Tế Hàng Xanh cung cấp dịch vụ đặt lịch khám. Quý khách sẽ nhận được ưu đãi "Khám ngay - Không cần đợi" tại phòng khám của chúng tôi.

Thông tin Y khoa

Dinh dưỡng hợp lý dành cho người bệnh đái tháo đường

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG:

1.  Đường (đường hấp thu nhanh): Nên kiêng hoàn toàn.  Gồm:

  • Đường cát, đường thốt nốt, mía, mật ong.
  • Bánh kẹo, mức, siro, kem, chocolate ngọt, sữa đặc có đường.
  • Soda, nước ngọt, nước tăng lực và các nước có gas. 

2.  Chất béo

  • Mỡ động vật (trừ mỡ cá), da gà, da vịt, da heo: Chứa nhiều cholestorol, gây xơ vữa mạch máu, nên kiêng hoàn toàn.
  • Lòng đỏ trứng: Chứa nhiều Cholesterol, chỉ nên ăn từ 1-3 quả/tuần, tùy từng người.
  • Óc heo, gạch cua, lòng, dồi trường, gan, cật ... nên ăn càng ít càng tốt.
  • Phô mai, bơ ... nên ăn càng ít càng tốt. 

3.  Chất bột (Đường hấp thu chậm)

  • Có nhiều trong gạo, nếp, khoai, mì ... là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nên ăn đủ 50-55% tổng số năng lượng trong ngày. Cụ thể:
  • Mỗi ngày khoảng 4-5 chén cơm, chia đều làm 3 bữa (tương đương mỗi bữa 1-1,5 chén cơm). Nên chọn ăn các loại tinh bột còn nguyên hạt, còn càm.. chưa qua chế biến xay xát kỹ…
  • Nếu bạn không thích ăn cơm, có thể thay thế nui, bún phở, hủ tiếu, bánh mì, bánh ướt, bắp luột, khoai lang ... Nghĩa là bạn phải trừ bớt cơm đi.
  • Có thể đổi ra tương đương như sau: 01 chén cơm hoặc 02 chén bún/hủ tiếu/phở/mì… hoặc tương đương  01 ổ bánh mì, 01 dĩa bánh ướt. 

4.  Trái cây

  • Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Đường trái cây là đường fructose, hấp thu chậm hơn đường mía và đường thốt nốt. Do đó bạn vẫn được phép ăn trái cây, dù chúng có vẻ ngọt. 
  • Ăn trái cây, tốt nhất nên ăn ngược lại với người bình thường. Nghĩa là, nên chia nhỏ và ăn tráng miệng vào sau các bữa cơm. 
  • Nên thường xuyên chọn các loại trái cây tươi, vị ngọt vừa phải. Ví dụ: Cam, quýt, bưởi, chuối, lê, táo, đu đủ, dưa hấu, ổi, mận ... 
  • Những trái quá ngọt: Sầu Riêng, Mít, nho Mỹ, xoài cát ... nên hạn chế ăn thường xuyên. 
  • Nước ép trái cây tươi không tốt bằng ăn nguyên cả xác, vì nước ép trái cây chứa ít chất xơ, làm đường huyết tăng nhanh . 
  • Hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô.

II. NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN

1. Rau, quả, củ: Bạn cứ ăn như người bình thường, gồm

  • Rau tươi các loại ... 
  • Khổ qua, bầu, bí chanh,, đậu bắp, đậu que, đậu rồng, su hào, su lơ, bắp sú, dưa leo, cà chua, măng, giá, nấm, hành tây, hành củ ...

2. Chất đạm: nên ăn đầy đủ  như người bình thường. Nên thay đổi thức ăn sau cho đầy đủ chất đạm thực vật lẫn động vật.

  • Thịt nạc heo, bò, gà vịt bỏ da, cá, mực, nạc cua, sò: cung cấp chất đạm động vật
  • Các loại đậu: đậu Nành, đậu Hà Lan, Đậu Đỏ…cung cấp chất đạm thực vật
  • Bạn có  thể chọn uống tất cả các loại sữa không béo, không đường từ 1-2 ly mỗi ngày. Ví dụ: Anlenne, Obelac, sữa đậu nành không đường, sữa không béo không đường, glucerna, diabcare ... 
  • Ngoài ra có thể ăn yaourt không đường hoặc bỏ thêm đường Aspartam.  

3. Nước: 

  • Nước sôi nguội, nước chè xanh, nước suối không gas... bạn nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày.  
  • Có thể uống cafe (pha với đường thuốc, hoặc với sữa lạt không đường). 
  • Hạn chế các loại nước có Soda, nước có gaz…

TÓM TẮT

1. Nên ăn uống điều độ, đúng giờ mỗi ngày.

2. Không nên bỏ bữa.

3. Nên ăn nhiều loại thức ăn phong phú, thay đổi luân phiên.

4. Nên chọn các thức ăn nguyên hạt, còn cám.

5. Nên ăn cùng một lượng tinh bột vào mỗi bữa.

6. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một lượng vừa phải các loại trái cây.

7. Nên hạn chế ăn món chiên (rán), xào.

8. Nên hạn chế mỡ, đường, muối trong nêm nấu đến mức có thể.

9. Nên hạn chế rượu, bia và kiêng thuốc lá.

Đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm

Sự khắc khe trong quy trình điều trị & tôn trọng quyền bệnh nhân là quan điểm cốt lõi để đội ngũ bác sỹ của chúng tôi nỗ lực hết mình trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn